0932196988

Thông tin chi tiết

Kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện

Phương pháp kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện

 

Trước và sau khi sơn tĩnh điện chúng ta phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Để đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn, năng xuất đạt hiệu quả cao cũng như để cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có được chất lượng tốt nhất.

Độ cứng màn sơn

Có 3 cách như sau:

  1. Buchholz: Độ cứng màng sơn được xác định bằng khả năng màng sơn chống trầy xước từ một vật nặng sắc cạnh.
  2. Bút chì: Phương pháp được tiến hành bằng cách vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt màng sơn.
  3. Dur-O-Test: Dụng cụ gồm một ống tròn, bên trong có lò xo áp lực trượt trên một rãnh.

alt

Độ bám dính

Độ bám dính theo kiễu mắt lưới (Cross-cut test): Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.

Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test): Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra.

alt

Mức độ sấy

Để kiểm tra mức độ sấy ta dùng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone). Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra màng sơn đã sấy đủ hay chưa. Ta dùng mẫu chuẩn để đối chứng và đối chiếu trên mẫu thực tế đã được sơn.

alt

Khả năng chống vết bẩn

Màng sơn được vấy bẩn bằng một số đốm. Thời gian và nhiệt độ sẽ tuỳ thuộc vào từng loại chất gây bẩn, đặc điểm kỹ thuật của chất gây bẩn,… Khả năng chống bay màu và màng sơn bị mềm như thế nào sẽ được đánh giá.

Khả năng chống chất tẩy rửa

Thử các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn. Các thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian là các yếu tố chính để đánh giá.

Khả năng chịu tác động của môi trường

  • Kiểm tra khả năng kháng muối: Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định.
  • Kiểm tra khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.
  • Kiểm tra khả năng chống tia cực tím (tia UV): Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu.

Liên hệ tư vấn thiết kế và lắp đặt Hệ thống sơn tĩnh điện:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÚY PHÁT

Người đại diện: HOÀNG XUÂN LỘC                                                       

Địa chỉ             : 33/9A, đường số 8, KP1, P Linh Xuân, Q Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại       :  0909796617

Email               : hoangxuanloc17@gmail.com 

 

 

Bài viết khác

Trong ngành sơn tĩnh điện thì người ta phân ra làm 2 loại đó là sơn khô và ướt: Công nghệ sơn khô hay người ta còn gọi là sơn bột được ứng dụng để..

Xem thêm

Những ngày cuối năm, những tuyến phố bán vật liệu xây dựng lớn ở Hà Nội như Cát Linh, Thanh Nhàn, Giải Phóng, Trường Chinh… luôn tấp nập khách mua hàng...

Xem thêm

Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm làm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia..

Xem thêm

Ngày nay, nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của chúng ra ngày càng cao. Ngoài thời gian đi làm, thời gian còn lại, chúng ta muốn ở nhà tận hưởng không gian đẹp..

Xem thêm

Gia công bề mặt kim loại hay việc xử lý bề mặt kim loại là quá trình giúp cho bề mặt vật cần mạ, cần sơn tĩnh điện,... (tôn, inox, nhôm, thép,...) có độ..

Xem thêm